Unilever cam kết giảm 50% việc sử dụng nhựa nguyên sinh đến năm 2025 (một trong số đó thông qua việc loại bỏ hơn 100.000 tấn nhựa khỏi bao bì). Bên cạnh đó thiết kế tất cả các loại bao bì sản phẩm đảm bảo có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy hoàn toàn.
Đồng thời, Unilever cũng đã thực hiện ký kết các thỏa thuận Cam kết toàn cầu về nền kinh tế Nhựa mới nhằm xóa bỏ chất thải và ô nhiễm nhựa tại nguồn, và nhiều Hiệp định về nhựa khác với mục đích kêu gọi các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp cùng chung tay để đẩy nhanh tiến độ tái sử dụng và thay đổi mục đích sử dụng nhựa.
Cùng với hơn 70 doanh nghiệp khác, Unilever đang kêu gọi một hiệp ước Liên Hiệp Quốc đầy tham vọng và mang tính ràng buộc về pháp lý - dựa trên nền kinh tế tuần hoàn - để giải quyết ô nhiễm nhựa trên quy mô toàn cầu, tương tự như Thỏa thuận Paris đã giúp thế giới cùng thực hiện lộ trình giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Ông Alan Jope, Giám đốc Điều hành Unilever cho biết đây là thời điểm quan trọng để thiết lập một hiệp ước đầy tham vọng của Liên Hiệp Quốc về nhựa. Một bản hiệp ước nêu rõ việc cắt giảm sản xuất nhựa nguyên sinh, thúc đẩy quan hệ hợp tác để thực hiện các giải pháp mang tính hệ thống và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.
- Chức năng của Bao bì và BAO BÌ CHỨC NĂNG (27.05.2022)
- NHỮNG XU HƯỚNG TRONG QUÁ KHỨ CHO CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH BAO BÌ? (27.05.2022)
- Sản phẩm Pepsi bao bì 100% từ nhựa tái sinh và hướng phát triển bền vững của ông lớn ngành giải khát (24.05.2022)
- Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn (25.03.2022)
- Saigon Co.op khởi động Ngày hội tái chế 2022 (25.03.2022)
- Siết chặt trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường (25.03.2022)
- OECD: Chỉ 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới trong 2021 (11.03.2022)
- VINPAS - VPA - PRIMA - BUỔI TỌA ĐÀM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH IN VÀ BAO BÌ – PHẦN 1: GIAO DỊCH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (01.12.2021)