Giá giấy đã tăng rất cao và khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong các tháng tới.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tình hình này đang ẩn chứa nhiều bất thường khó lường.
Mọi quyết định của chúng ta tại thời điểm này cần cân nhắc thật kỹ vì giá đã vượt qua ngưỡng cao nhất của các thời kỳ trước đó. Các anh chị có thể dự trữ cho vài tháng sắp tới nếu đã có đơn hàng in chắc chắn, ngược lại không nên dự trữ dài hạn do có nhiều rủi ro không lường được. Hãy chỉ mua khi thực sự rất cần thiết khi đã chắc chắn về các đơn hàng.
Bên cạnh đó, xin thông tin thêm cho các anh chị suy ngẫm: đầu tháng 3, cước tàu đang có dấu hiệu giảm cục bộ cho hàng đi từ Trung Quốc, riêng các nước khác thì chưa thấy dấu hiệu giảm. Đây là tín hiệu giảm nhiệt đầu tiên từ phía Trung Quốc, điều này chưa ảnh hưởng đến xu hướng tăng giá giấy, … tuy nhiên, việc gì sẽ xảy ra sau đó
Tại sao Thị trường giấy lại căng thẳng dẫn đến giá giấy cao và khan hiếm nguồn cung như vậy?
1. Mua đầu cơ: Giấy và bột giấy đang được mua càng nhiều càng tốt để đề phòng việc tăng giá làm trầm trọng thêm nhu cầu ngắn hạn. Các Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đã bổ sung thanh khoản đầu cơ lớn cho giấy và bột giấy, mở ra cơ hội kiếm lời do đầu cơ.
2. Trung Quốc phục hồi: Nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự kiến khiến cho nhu cầu giấy và carton tăng đáng kể bắt đầu từ cuối năm 2020. Điều này khiến cho nhu cầu giấy từ Trung Quốc tăng vọt trong khi nguồn cung hạn chế và không kịp sản xuất. Khi giấy từ TQ tăng, các nhà sản xuất giấy khác cũng đồng loạt tăng giá.
3. Ngoài các yếu tố gây ra do Covid, thời tiết, chi phí năng lượng tăng, các nhà máy sản xuất giấy trì hoãn kế hoạch ngừng hoạt động cho đến quý 4 năm 2020 do COVID-19. Thêm vào đó các nhà máy giấy đang trong giai đoạn ngưng sản xuất để bảo trì theo kế hoạch hàng năm.
Thời gian ngừng hoạt động lâu hơn bình thường khiến nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu giấy tăng đột biến khiến giá giấy tăng và tạo ra sự tranh giành giấy.
4. Logistics: Tình trạng thiếu container, xe tải và toa xe lửa đã làm tăng đáng kể chi phí logistic và tạo ra các nút thắt trong chuỗi cung ứng. Điều này đã được phân tích kỹ trên các phương tiện truyền thông, qua đó cho thấy Trung Quốc, với vai trò nhà sản xuất container lớn nhất thế giới, đã tranh thủ trục lợi khi toàn thế giới đang khan hiếm các Container rỗng trong khi chuỗi cung ứg toàn cầu chưa khôi phục.
5. USD suy yếu: Đồng đô la Mỹ suy yếu đã làm giá bột giấy cao hơn.
6. Thị trường giấy phục vụ nhu cầu thức ăn nhanh trên toàn cầu tăng vọt khiến cho các loại giấy bìa như Ivory và Duplex tăng đột biến.
Tóm lại, các lí do nêu trên đã tác động đến ngành sản xuất và thương mại giấy trên toàn cầu khiến giá cả tăng từng ngày và không thể tiên liệu được khi nào giá giấy sẽ ổn định vì khuynh hướng hiện nay cho thấy dù giá giấy tăng nhưng vẫn không có đủ nguồn cung, kết hợp với khuynh hướng đầu cơ và tồn hàng từ Trung Quốc sẽ khiến cho giá giấy không thể giảm trong vài tháng tới.
Việc các nhà in có thể làm bây giờ?
Là làm việc với khách hàng để hai bên cùng thông hiểu và hỗ trợ nhau giải quyết theo từng đơn hàng với khả năng và nguồn giấy có thể kiếm được với giá tốt nhất. Việc hạ giá cạnh tranh không lành mạnh vào thời điểm này khiến doanh nghiệp gặp thiệt hại ngay lập tức vì giá giấy tăng không kiểm soát được sẽ khiến nhà in lỗ ngay khi nhận đơn hàng./.
Nguồn: Hiệp hội In TP.HCM - 19/03/2021
- Thế trận mới trong ngành sữa (10.09.2020)
- SSI Research: Cấu trúc ngành bia thay đổi sau Covid-19 (10.09.2020)
- Style-Republik: Xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam nửa đầu 2020 (03.09.2020)
- Bản tin kinh tế ngành giấy số 8/2020: Sản xuất - kinh doanh ngành giấy tháng 7 tăng nhẹ (03.09.2020)
- 25 Nhà sản xuất bao bì hàng đầu thị trường Bắc Mỹ năm 2020 (03.09.2020)
- 3 Cơ hội, 4 Thách thức và kịch bản 2020 của ngành bia Việt Nam (12.07.2020)
- Tân binh Vibev tạo thế lực mới trên thị trường F&B (12.07.2020)
- 3 xu hướng nở rộ trong ngành Sữa Việt 2020 (12.07.2020)